Bước Đường Cùng

Chương 3


8.
Không biết có được coi là may mắn hay không?

Lời lẽ xúc phạm ở trường không kéo dài quá lâu. Bởi vì lần thi tháng sau đó, tôi đứng thứ 3.

Thứ hạng là vảy ngược không thể chạm tới của mẹ.

Bà đã tạo ra và dung túng cho bạo lực học đường đối với tôi. Nhưng sẽ không để nó ảnh hưởng tới thứ hạng bài thi của tôi.

Vì vậy, một ngày nọ, một nam sinh dùng mực đỏ vẽ một tấm bản đồ lên tập vở của tôi xong. Mẹ tôi cầm lấy con d ao bếp, lao vào trong phòng học.

Giáo viên tiếng Anh nhỏ bé không cản được bà. Bà trực tiếp nắm lấy đầu của nam sinh đó, kề lưỡi d ao lên cổ cậu ta, nhưng lại nói với tất cả mọi người: “Chuyện nhỏ nhặt tao không quan tâm, nhưng tụi bây đứa nào làm ảnh hưởng đến việc học của Tề Yến, tao sẽ giet cả nhà đứa đó.”

Nam sinh đó đã tè ra quần ngay tại chỗ. Kết cục của sự việc đó là, trong buổi họp lớp, giáo viên chủ nhiệm đã nói trước mặt tôi và mọi người: “Từ giờ đừng chọc vào gia đình Tề Yến nữa. Không đáng.”

Không đáng.

Việc tôi bị bạo lực học đường, kết thúc chỉ bởi một câu như vậy. Vì sao lại coi là kết thúc chứ? Độc lập và cô độc sao?

Đó chỉ là cuộc sống hàng ngày của tôi mà tôi. Đối với tôi mà nói, sao có thể xem là bạo lực được chứ.

9.
Mở nhẹ mắt, đối diện là biểu cảm chán ghét của mẹ.

“Sao mày không đ ập đầu chet luôn đi cho rồi, giữa thanh thiên bạch nhật làm trò cho ai xem?”

“Còn lãng phí tiền tao mua thức ăn!”

Tôi nhìn thời gian, mới qua hai tiếng đồng hồ.

Màu áo sườn xám của mẹ còn tươi tắn hơn màu áo của tôi nữa.

“Nếu tỉnh rồi, thì đi nhanh cho tao, không chet thì đừng làm tao mất mặt. Tiền thuốc tao đã nộp rồi, thật sự không còn tiền nữa.”

“Đại học mày đừng có mong mỏi nữa, mày học lại một năm, không có Dịch Thanh Sơn, mày có thể tiếp tục thi hạng nhất.”

Hạng nhất à.

Tôi không nhìn ra vẻ châm biếm của bà, gọi một tiếng: “Mẹ.”

Vẻ mặt mẹ tôi càng châm biếm: “Mày còn biết tao là mẹ mày à? Sao mày không…”

Tôi ngắt lời mẹ: “Là mẹ đồn thổi thông tin sao?”

Mặt mẹ tôi nghi ngờ: “Tin tức gì? Có phải đầu mày bị đụng ngu rồi không….”

“Mẹ, việc Dịch Thanh Sơn có một cô em gái đã chet, chỉ có hai người biết, một là chủ nhiệm lớp và một người không cẩn thận đứng ở cửa nghe được là con.”

Mặt mẹ tôi hiện lên vẻ im lặng đáng sợ.

Rồi bà có chút vẻ đắc ý: “Ai bảo lúc đó mày còn lén lút viết cái nhật ký chet tiệt gì đó? Có phải đứa bạn nào đó của mày đã lén đọc được không, dựa vào đâu mà đổ tội lên đầu tao? Tao là mẹ mày!”

Tôi thở dài, cười nhạt: “Mẹ biết mà. Con không có bạn.”

Lại rơi vào trầm mặc.

“Mẹ biết rằng Dịch Thanh Sơn và gia đình cậu ấy đều rất thương nhớ người em gái đã mất, nên mẹ đã lợi dụng điều đó, bịa đặt rằng bố cậu ấy đã lạm dụng con gái ruột của mình.”

“Mày…” Cuối cùng mẹ tôi cũng lộ bộ mặt thật, nắm chặt lấy chăn của tôi, bắt đầu phát đ iên: “Sao mày biết được?”

Tôi ngước nhìn trần nhà trắng toát: “Chị y tá đẩy xe đưa con vào đã kể hết. Bố của Dịch Thanh Sơn bị ảnh hưởng bởi tin đồn, khi làm việc đã xảy ra xung đột với đồng nghiệp thích buôn chuyện, không may bị cuốn vào máy móc, cũng được đưa đến bệnh viện này. Mẹ có biết chuyện này không?”

Chưa kịp để bà mở miệng, tôi tiếp tục nói: “Điều này chắc không được coi là tai nạn lao động nhỉ? Một xu cũng không được bồi thường. Một gia đình tốt đẹp, cứ thế mà t an n át rồi.”

Tôi hỏi bà: “Mẹ, mẹ thực sự không thấy cắn rứt lương tâm sao?”

Mẹ tôi bắt đầu đ iên cuồng đ ập ph á đồ đạc.

Bà đ iên cuồng hỏi: “Tại sao tao lại c ắn rứt chứ? Kẻ nên c ắn rứt là mày đấy Tề Yến!”

“Tao nuôi mày 18 năm, là để mày có thể thi được vị trí đứng đầu! Còn mày thì sao, vĩnh viễn đứng thứ 2! Là mày không tranh được, tao không thể không nghĩ cách!”

Tôi bình tĩnh nhặt nhạnh đồ bị vương vãi khắp giường lại.

“Mẹ, con thi được hạng hai, cũng là đứng thứ 50 toàn tỉnh. Sao lại để mẹ mất mặt được chứ? Trong lòng mẹ chỉ có vinh quang của bài diễn thuyết kia, đúng không?”

Ngực mẹ tôi phập phồng vài lần. Âm thanh trong phòng bệnh quá lớn, có người thì thầm ngoài cửa. Mẹ tôi nhanh chóng thay đổi thái độ.

Bà bình tĩnh nói: “Đã có sức để cãi rồi, xem ra không có vấn đề gì lớn. Truyền xong túi máu này thì cút về nhà.”

“Mày có biết truyền một túi máu tốn bao nhiêu tiền không? Hả?”

“Tao bỏ tiền ra mua máu cho mày, vậy mà mày còn vì mấy truyện không đâu trách cứ tao?”

Sau đó bà cầm túi, vội vã rời đi. Trên sàn vẫn còn một tờ tiền năm đồng chưa được nhặt lên. Tôi thẫn thờ nhìn những người đang nghe lén ở cửa.
10.
Tôi không biết truyền một túi máu bao nhiêu tiền, có lẽ là cao hơn giá bán một túi máu nhiều, tôi nghĩ vậy.

Tôi đã rất cố gắng nghe lời rồi. Nhưng mãi mãi không đạt được yêu cầu của mẹ.

Ví dụ, từ khi vào cấp ba, tôi không thể đạt hạng nhất trong khối. Dịch Thanh Sơn luôn bỏ xa tôi một khoảng cách lớn.

Năm đầu tiên của cấp ba, cuộc sống của tôi chẳng khác gì địa ngục. Mẹ tôi dùng nhiều cách mà bà cho là hiệu quả để ép tôi đạt hạng nhất.

C ắt tiền sinh hoạt là phương pháp phổ biến nhất. Tôi luôn rất biết ơn các bạn cùng phòng trong thời gian đó.

Mặc dù họ chê tôi nghèo, sau lưng thì lườm nguýt tôi. Nhưng khi vui vẻ, họ cho tôi vài miếng băng vệ sinh, vài cuộn giấy vệ sinh.

Khi có người giảm cân, tôi còn được ăn thêm một quả trứng mà họ không ăn.

Đêm muộn mùa đông, khi trưởng phòng vừa chơi game vừa ném cho tôi một túi nhựa còn hơi ấm, tôi thậm chí nghĩ rằng, ân tình của họ trong lòng tôi, gần như lớn hơn cả ruột thịt của mình.

Liên tục hai tháng không đưa cho tôi một xu, cuối cùng ngay cả bánh bao chay tôi cũng không còn tiền để mua. Tôi đã mượn chứng minh thư của cô chủ ở cửa hàng văn phòng phẩm gần cổng trường.

Bán máu. 200 ml, 150 tệ.

Còn phải trả cho cô chủ 20 tệ “phí thuê”. Nắm chặt số tiền còn lại, tôi ngồi trên bậc thang, thẫn thờ.

Quầy hàng đối diện đang chiên xúc xích và đậu phụ thối. Tôi nhìn dòng người qua lại, hàng người xếp hàng trả tiền chỉ cách tôi một bước.

Tôi nuốt nước bọt ba lần, vẫn không dám xếp hàng. Cánh cửa lòng tôi bỗng chốc vỡ tung.

Tôi không dám khóc to, nên ôm lấy mình, để nước mắt thấm vào áo bông.

… Đến bây giờ, tôi vẫn rất hối hận về cảnh tượng đó.

Khi ấy tôi không nên khóc. Tôi nên nhịn. Nếu nhịn được, sẽ không bị phát hiện.

Giữa dòng người qua lại, có một người là bạn học cùng làng. Cậu ấy đã chụp lại cảnh tượng đó, rồi thông qua mẹ cậu ta, kể cho mẹ tôi.

Tôi biết cậu ấy có ý tốt muốn giúp tôi. Nhưng, tối đó mẹ tôi đã tới trường, sau một trận ầm ĩ, bà đã hiểu rõ ngọn ngành.

Bà tố cáo hành vi phạm pháp của chủ cửa hàng, tố cáo sự dung túng của nhà trường.

Cửa hàng văn phòng phẩm bị đóng cửa, nhà trường bị phê bình, trong tháng tiếp theo, ngay cả các quầy hàng bán đồ ăn tối cũng bị đàn áp.

Tất cả mọi người đều tránh xa tôi như tránh rắn rết. Bao gồm cả tiền của tôi.

Bà tính toán kỹ lưỡng giá của mỗi bữa ăn, chính xác đến từng xu, theo lượng của một tháng, đưa cho tôi 80.4 tệ.

Không thừa một xu nào. Khi khó khăn đến cực điểm, tôi thậm chí đã có suy nghĩ á c đ ộc rằng, hay là bỏ học, kết hôn và sinh con sớm.

Như vậy, khi bà chăm cháu và hỏi tôi tiền mua sữa, tôi cũng có thể để bà cảm nhận sự khắc nghiệt này chăng?

11.

Tôi và mẹ không vui vẻ gì mà rời bệnh viện.

Tôi đeo băng một mình ra khỏi bệnh viện.

Bình tĩnh chạy qua ba nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh nam. Dán số liên lạc của tôi lên. Ba giờ sau, tôi bình tĩnh nhận một cuộc gọi từ số lạ.

……

Trước khi màn đêm buông xuống, tôi bước ra khỏi một căn phòng với một xấp tiền.

Lời của người đàn ông lạ mặt vẫn văng vẳng bên tai tôi: “Dù cô là lần đầu, và có vết máu thật, nhưng cô không nói trước là mình có vết sẹo trên mặt, tôi không thể trả năm nghìn được!”

“Cầm ba nghìn này rồi đi đi, vết sẹo trên trán này thật xui xẻo!”

Nhìn xem, tôi rất nghe lời. Chính mẹ ruột bảo tôi đi bán mà. Tôi rất nghe lời mà. Thì ra, cũng không khác mấy so với việc bán máu hồi cấp ba. Đều là dùng máu và đau đớn để đổi lấy một chút hơi thở cuộc sống mà thôi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.