03
Nhiều ngày sau đó, A Tị đã quen dần và có thể làm nhiều việc hơn.
Thời tiết ngày càng lạnh.
Tổ mẫu quyết định giet vịt, để thưởng cho chúng ta một bữa, tiện thể lấy lông vịt năm nay và lông vịt tích lũy từ các năm trước để làm một cái chăn.
Vừa lúc thịt hầm thơm lừng, thì có khách không mời mà đến.
Người đó bước vào với nụ cười tươi, nhìn quanh khắp nơi.
“Chắc là có chuyện tốt đây, hầm thịt cơ à? Chuyện vui như thế này mà không nói cho ta biết, thật là không coi ta như người nhà mà.”
Ông ta mang theo một ít bánh, vừa vào nhà liền dúi vào tay ta, rồi tự nhiên tiến đến bếp, mở nắp nồi ra xem.
“Nói về hầm thịt vịt, vẫn là thím giỏi nhất, thịt đã chín chưa? Chín rồi múc cho ta hai miếng nếm thử.”
Ta nhét lại hộp bánh vào tay ông ta, ấn nắp nồi xuống.
“Ông đến đây làm gì?”
Cữu cữu của ta là một kẻ lười biếng, không có lợi thì không bao giờ đến.
Ngày trước, khi mẹ ta còn sống, ông ta thỉnh thoảng đến nhà để xin xỏ. Ông ta không phải quá nghèo đến mức không thể sống, chỉ là không chịu được khi thấy nhà ta sống tốt.
Kể từ khi cha mẹ ta qua đời, gia đình khó khăn, ông ta đã nhiều năm không đến.
Hôm nay đột nhiên đến đây, đúng là hiếm hoi.
Ông ta nhìn ta như nhìn món hàng, ánh mắt vừa kinh ngạc vừa đầy tiếc nuối – đó là kiểu tiếc nuối khi không chiếm được lợi ích.
“Nhìn cháu kìa, còn giấu giếm cữu cữu nữa chứ. Cháu được quan huyện để mắt tới, chuyện vui lớn như vậy mà không nói cho ta biết. Cha mẹ cháu không còn, nhưng còn có ta lo liệu cho cháu. Nói thật đi, quan huyện đã đưa cháu bao nhiêu sính lễ? Để cữu cữu xem mà chuẩn bị cho cháu bao nhiêu của hồi môn.”
Từ khi Lưu Anh đến nhà, trong làng bắt đầu đồn đại rằng ta được quý nhân để mắt đến làm thiếp.
Người trong làng chỉ từng gặp vị quan lớn nhất là quan huyện, nên tin đồn cứ lan truyền rồi biến thành chuyện ta được quan huyện chọn làm thiếp.
Ta không quan tâm đến lời đồn vô căn cứ này, nhưng không ngờ ông ta lại tin là thật. Ta lạnh lùng nói: “Chẳng có chuyện gì cả, ông mau đi đi.”
Ông ta không tin, cứ tranh cãi.
“Cháu còn lừa ta sao? Người ta còn đưa cả nha hoàn đến hầu hạ cháu, cháu còn dám nói là không có chuyện đó? Cháu sợ ta ăn ké danh tiếng của cháu sao? Hừ, để ta nói cho mà biết, hậu viện của quan huyện không phải dễ vào đâu. Phu nhân của quan huyện là một con hổ cái đấy, nếu không có người nhà hỗ trợ, cháu vào đó chỉ có nước bị đ//ánh chet hoặc bị bán đi thôi.”
Nghe vậy, ta cảm thấy không ổn. A Tị chắc chắn sẽ nổi giận.
Quả nhiên, A Tị xông ra từ trong nhà, mặt mày đầy phẫn nộ.
“Ông nói ai là nha hoàn?”
Ông ta ngẩn ra một lúc, dường như càng có bằng chứng hơn.
“Là ngươi chứ ai nữa, ngoài nhà quan huyện ra, ai nuôi nổi một nha hoàn da dẻ mịn màng như vậy? Lý Di Quang, cháu không muốn để ta hưởng lợi thì cũng phải nghĩ đến tổ mẫu cháu. Cháu xuất giá rồi, ngoài ta ra thì ai lo cho tổ mẫu của cháu?”
Mắt A Tị đỏ lên vì tức giận. Ông ta vẫn thao thao bất tuyệt.
Ta xông vào nhà, lấy cung tên từ trên tường xuống. Lắp tên vào cung, bắn “phập” một cái, mũi tên rơi ngay dưới chân ông ta.
Ông ta giật mình kinh hãi.
“Đồ ng//hiệt ch//ủng, ngươi dám sao?”
“C/ú/t!”
Ông ta trừng mắt nhìn ta một cái, xách túi bánh chạy mất, trước khi đi không quên đứng bên ngoài tường buông lời độc địa.
“Đồ hư hỏng, không tôn trọng trưởng bối, đợi đấy mà xem.”
A Tị nhìn ông ta một cái, rồi lại lườm ta, sau đó quay người vào nhà, đóng sầm cửa.
Ta: “…”
Ta gõ cửa, nhưng nàng ấy không mở.
Ta đành phải gõ mãi. Cuối cùng, vì quá phiền, nàng ấy mở cửa.
“Ngươi làm gì vậy?”
“Hắn chỉ là kẻ lười biếng.”
“Liên quan gì đến ta?”
“Ta tin thật rồi.”
A Tị không nói gì nữa.
Thân phận, đó là một rào cản luôn chắn giữa chúng ta mà không cách nào vượt qua được.
Nàng ấy là một công chúa giả, danh không chính, ngôn không thuận. Đã luôn cảm thấy thấp kém hơn ta.
Nhờ có tầm nhìn và kiến thức rộng hơn nên nàng ấy mới tìm thấy chút tự tôn, nhưng rồi lại bị người khác nói là nha hoàn.
Chút tự tôn mong manh ấy, đã vỡ tan tành.
“Bị bế nhầm đâu phải do ta muốn. Nếu ta chưa từng thấy qua thế giới ngoài kia, ta có thể tự an ủi rằng mình chỉ là một con gà rừng. Nhưng đã nói ta là phượng hoàng rồi lại bắt ta làm gà rừng, làm sao ta cam lòng? Chẳng lẽ mười bốn năm qua chỉ là một giấc mơ lớn sao?”
Ta ôm chầm lấy nàng ấy, nhẹ nhàng vỗ lưng như cách tổ mẫu đã dỗ dành ta hồi nhỏ.
Nàng ấy khóc rồi dần ngượng không khóc nữa.
NÀng ấy dụi dụi cái mũi nghẹn lại, khẽ nói: “Ngươi có nghĩ ta thật là yếu đuối không? Ta đã hưởng vinh hoa phú quý suốt mười bốn năm, đáng lẽ phải vui vẻ trả lại tất cả cho ngươi, nhưng ta thấy bối rối. Những điều ta được học, những người ta từng gặp, làm sao ta có thể ở lại đây mãi được? Ta không cam lòng, ngươi có thấy ta xấu xa quá không?”
Ta lắc đầu, bình thản nói: “Hãy nhớ cảm giác của ngươi hôm nay, đây đều là cảm xúc chân thật.”
Điều ta không nói ra là, khi sau này đến kinh thành, có lẽ ta cũng sẽ cảm thấy như thế.
Đến một nơi hoàn toàn xa lạ, không thể hòa nhập, phải cố ép mình để thích nghi, bị người khác chế giễu, không có cách nào thay đổi, cái cảm giác cô độc và tuyệt vọng chắc sẽ khiến người ta muốn buông xuôi.
Ta mong nàng ấy nhớ lại nỗi khổ hôm nay. Sau này, đừng đẩy ta xuống vực.
Bữa cơm với thịt vịt hôm đó rất ngon. Tổ mẫu nhìn nàng ấy, rồi lại nhìn ta.
Người không biết giữa chúng ta đã xảy ra chuyện gì, nhưng trực giác mách bảo rằng chắc chắn đã có điều gì đó.
Ăn xong, tổ mẫu vào phòng may chăn.
Hôm nay, bà đã chạy khắp các nhà trong làng, bỏ tiền mua lông vịt của người ta, cuối cùng cũng gom đủ để làm hai cái chăn.
Ta khuyên bà chỉ cần làm một cái cho A Tị, ta vẫn đắp chăn bông cũ năm trước cũng rất ấm mà.
Người lắc đầu: “Không được, hai đứa cháu gái đều phải có. Hai đứa, đứa nào cũng là m/á/u thịt của ta.”
Tổ mẫu ngây ra một chút, rồi nói: “Quang Quang, cháu làm đúng đấy, giữ con bé ở lại là điều tốt.”
Tổ mẫu dường như có điều muốn nói nhưng cuối cùng chỉ thở dài một hơi. Ta cũng hiểu ra được phần nào.
Nếu A Tị không ở lại, nàng ấy mãi mãi sẽ nhìn ta và tổ mẫu với ánh mắt của một tiểu thư nhìn những người nông dân thấp hèn.
Nàng ấy sẽ không biết cha mẹ mình đã phải hy sinh thế nào để giữ cho gia đình này tồn tại tới bây giờ, cũng không thật sự cảm nhận được nàng ấy đã nợ ta những gì.
Nhiều ngày sau đó, nhà cửa vẫn yên bình, trời dần lạnh hơn, không thể ra ngoài nên nhiều người ghé chơi.
Bà Trương bất bình thay, nói ông ta chẳng ra gì, chưa từng thấy ai mắng chửi cháu gái mình bằng những lời khó nghe như thế.
Ta biết, ông ta không cam lòng.
Ông ta thật sự nghĩ rằng nhà ta có giấu tiền.
Có lần, khi ta và A Tị ra ngoài, nhân lúc tổ mẫu không để ý, ông ta còn lẻn vào nhà lục tung mọi thứ. Bị tổ mẫu phát hiện nhưng ông ta chẳng chút xấu hổ, còn ngang nhiên đi ra.
Hôm đó, ta đến nhà ông ta, bắn ba mũi tên lên cửa nhà. Cánh cửa kêu “rầm” một tiếng rồi vỡ toang.
Ông ta đứng bên trong nhảy dựng lên chửi rủa, nhưng không dám ra ngoài.
Từ đó, ông ta không dám đến nhà ta nữa, chỉ biết đi khắp nơi bêu rếu ta. Nhưng như châu chấu mùa thu, nhảy nhót cũng chẳng được bao lâu.
Chẳng bao lâu sau, ông ta bị bắt vào ngục vì tội vu khống quan lại triều đình.
Ta và A Tị vỗ tay vui mừng.
Nàng ấy nói: “Sao ngươi lại có một cữu cữu như vậy?”
Ta cười: “Ông ta không phải là cữu cữu của chúng ta, chỉ là một kẻ ăn bám thôi. Khi mẹ còn sống, ông ta đến quấy rối bà. Khi mẹ qua đời, cha bị bệnh, ta đến nhà ông ta vay tiền, ông ta lấy chổi lớn đuổi ta ra khỏi cửa.”
Nụ cười trên môi của A Tị tan biến.
Nàng ấy nhẹ nhàng ôm ta.
“Di Quang, thật xin lỗi ngươi!”