Cha ta vào kinh dự thi, khi trở về bên cạnh đã có thêm một “Toàn Táo”.
Cái gọi là “Toàn Táo” tức là ban ngày thì vào bếp nấu nướng, ban đêm thì ủ ấm chăn giường, vừa là bếp nữ, vừa là thông phòng.
Nàng ta gian trá, lười nhác, xảo quyệt, tham ăn và dâm loạn, hội tụ đủ năm điều xấu. Đôi chân của nàng ta to lớn như thuyền chở lương thực, từ lâu đã bị chủ cũ làm nhơ nhuốc.
Mẹ ta ghét cay ghét đắng nàng ta, chỉ mong nàng ta sớm c.h.ế.t đi.
Nhưng về sau, mẹ ta lại ôm t.h.i t.h.ể của muội muội ta, mỉm cười với nàng ta, nói: “Hạnh Đệ, chúng ta gi.ế.t phu quân, có được không?”
1
Cha ta trước khi đi thi đã thề thốt rằng chắc chắn sẽ đỗ đạt cao, nhưng khi trở về thì hai tay trống trơn, chỉ dẫn theo một nữ nhân.
“Đây là Hạnh Đệ,” ông nói với mẹ ta, “sợ nàng không có người hầu hạ, nên ta mua một Toàn Táo.”
Hạnh Đệ thân hình đầy đặn, da dẻ mịn màng, bước vào hành lễ với mẹ ta, cười nở ra hai chiếc răng khểnh. Mẹ ta thì chẳng cười nổi.
Toàn Táo là loại tỳ nữ thường thấy ở những gia đình nhỏ ở kinh thành, ban ngày lo việc bếp núc cho phu nhân, ban đêm lại ủ ấm giường cho ông chủ.
Tiểu đồng kể chi tiết việc Hạnh Đệ câu dẫn cha ta: nàng vốn là người nhà chủ nơi cha ta thuê ở, vì đắc tội với phu nhân mà bị bán đi.
Nàng không biết xấu hổ, bò lên giường cha ta.
“Ông chủ vốn không định dẫn về, chẳng biết nàng dùng thủ đoạn gì mà khiến ông chủ không thể buông tay. Con mụ này giỏi trò lừa gạt, ở đâu cũng có tình nhân.”
Nghe vậy, mẹ ta càng thêm đau lòng: “Chàng muốn nạp thiếp, ít ra cũng chọn người con nhà lành. Dù sao thì cũng chờ ta qua cữ…”
Nhưng cha ta vừa nghe đã sầm mặt: “Nếu không phải nàng sinh ra một nữ nhi, ta cần gì phải bỏ tiền mua thiếp!”
Lúc đó ta chỉ mới sinh được 18 ngày, mẹ ta sinh khó.
Cha ta biết tất cả những điều đó, nhưng ông chẳng hề bận tâm, thậm chí không buồn nhìn mẹ con ta lấy một cái, còn đổ lỗi cho mẹ ta về sự ham muốn của mình.
Mẹ ta khóc rồi trở về mẫu gia.
Nhà ta ở một thị trấn lớn ngoại thành, cha ta là tú tài trong trấn, còn ông ngoại tổ phụ là cử nhân.
Chính vì vậy, mẹ ta mới có tên gọi đàng hoàng là Từ Thính Vũ.
Theo lẽ thường, ngoại tổ phụ ta phải có thể áp chế được cha ta.
Nhưng khi thấy mẹ ta trở về, ông liền thay đổi sắc mặt: “Sao lại chỉ có mình con về? Có phải đã làm chuyện sai trái, bị phu quân đuổi rồi không?”
Mẹ ta siết c.h.ặ.t t.a.y ôm ta, khẽ kể lại đầu đuôi sự việc.
Ngoại tổ phụ ta càng không hài lòng: “Đàn ông có tam thê tứ thiếp là chuyện thường tình, nữ nhân hiền thục đức hạnh là bổn phận. Ta có bao giờ mà dạy con ghen tuông! Thôi thôi! Hôm nay ta mời tế tử đến nhà ăn cơm, con phải tự tay rót rượu tạ lỗi với nó, coi như chuyện này bỏ qua.”
Tối đó, ngoại tổ phụ quả thật bày tiệc mời cha ta, ép mẹ ta rót rượu xin lỗi cha.
Cha ta khắp nơi khen ngợi ngoại tổ phụ dạy con có đức hạnh, người trong thành nghe được còn truyền tai nhau, thậm chí có người muốn viết vào huyện chí để lưu truyền ngàn đời.
Nhưng mẹ ta không muốn trở thành một câu chuyện truyền kỳ. Bà mơ màng quay về phu gia, rồi ngã vật xuống giường.
Bà đổ bệnh.
Lúc đó trong nhà chỉ có hai tỳ nữ tầm 10 tuổi, chẳng thể trông cậy vào gì.
Mẹ ta bệnh, bọn chúng ban đầu hoảng sợ, sau đó thì mừng vì được nhàn rỗi.
Ngay cả nấu thuốc cho mẹ cũng không giữ được lửa, chứ đừng nói đến việc chăm sóc cho ta đang đói mà khóc ngằn ngặt.
Tiếng khóc của ta đã gọi Hạnh Đệ đến.
Nàng túm lấy hai tỳ nữ đang gà gật bên lò thuốc, không nói chẳng rằng liền đánh.
Hai tỳ nữ ban đầu không phục, còn ương ngạnh mắng lại: “Tỳ nữ trong sạch của gia đình người, còn ngươi xuất thân lầu xanh, đừng tưởng…”
Hạnh Đệ chẳng buồn đáp lời, chỉ dùng m.ô.n.g ngồi lên đầu chúng, cây trục bột trong tay quật mạnh như gió, đánh đến khi chúng khóc lóc gọi cha mẹ.
Khi mẹ ta tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy cơm đã nấu xong, thuốc đã sắc xong, còn Hạnh Đệ thì ngồi bên nôi của ta, vừa cho ta uống sữa ấm, vừa mỉm cười với mẹ ta:
“Phu nhân thật quá tốt tính, hai nha đầu đó, đánh một trận là biết làm hết mọi việc.”