Hướng Về Ánh Dương

Chương 2


4.

Nhưng mỗi khi về đến nhà, bóng lưng còng của bà ngoại đều lập tức kéo tôi quay về hiện thực.

Bức tường pha lê trong suốt kia lại xuất hiện.
Đồng thời áp lực cuộc sống cũng xuất hiện, nó như bàn tay vô hình dính tôi chặt lên bức tường lạnh lẽo kia, bên kia bức tường là khuôn mặt tươi cười thẹn thùng của Dương Phán Phán, là cuộc sống đại học ngập tràn sắc màu, là khát vọng tôi mong ước từ sâu trong đáy lòng.

Mà tôi chỉ có thể đứng nhìn từ xa, ước mơ có nhưng lại không thể làm gì.

Đây cũng là một đề bài vô cùng khó khăn.

Phải nhiều năm nữa tôi mới tốt nghiệp đại học, sức khỏe bà ngoại lại không chờ được.

Mỗi ngày sau khi tan học tôi đều đi nhặt ngô cho người ta, một tháng có thể kiếm được mười mấy tệ, vừa đủ để mua một bình thuốc giảm lượng đường.

Tôi đưa tiền này cho bà ngoại.

Bà lại hỏi tôi: “Bà nghe mấy đứa nhỏ khác nói giáo viên hàng ngày sẽ giao bài, sao bà chưa từng thấy con làm?”

Tôi ấp úng nói dối, nhưng căn bản lại không thể qua loa được.

Bà bị tôi chọc tức đến phát run, cầm chổi đánh vào mông tôi: “Thằng nhóc mà con, tan học không lo làm bài, trong nhà không thiếu chút tiền này của con!”

“Còn không học cho giỏi thì đừng về cái nhà này nữa!”

Nhưng tôi không mang cặp sách về.

Hết cách, tôi không thể làm gì khác là đến trường lấy cặp và vở bài tập trong đêm.

Mấy căn phòng khác đều tắt điện tối om, tôi lại nghe được tiếng chửi bới của đàn ông và tiếng khóc sợ hãi của Dương Phán Phán.

Đó là văn phòng chủ nhiệm lớp.

Cô ấy gặp nguy hiểm gì sao?

Tôi cầm một cục gạch cạnh tường đi về phía phòng.

Một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi đang đè lên người cô Bạch, tay xé quần áo cô giáo, vừa xé vừa không ngừng mắng mỏ.

Dương Phán Phán trốn trong góc tường, trên trán bị thương, máu chảy đầy mặt cô ấy.

Cô Bạch liều mạng giãy dụa, người đàn ông kia tát cô giáo một cái: “Con điếm này, muốn cưới mày là nể mặt mày rồi, đừng cmn không biết tốt xấu như vậy!”

Cô Bạch bị tát cho nghiêng mặt sang một bên, đúng lúc hướng về phía tôi đang đứng.

Mắt cô giáo sưng như quả đào, vừa thấy tôi, mắt cô giáo đã mở to hơn một chút.

Tôi ra hiệu im lặng với cô giáo, lặng lẽ đến phía sau người đàn ông kia, tôi cầm cục gạch đập mạnh vào gáy anh ta.

Đầu anh ta lập tức sưng vù lên như quả dưa hấu, máu đỏ tuôn ra ào ào.

Lần này khiến anh ta mất đi năng lực phản khác, anh ta gào lên, sau đó lăn xuống khỏi người cô Bạch.

Đến khi thấy rõ người trước mắt chỉ là một đứa bé mười mấy tuổi, vẻ mặt anh ta trở nên dữ tợn: “Mẹ nhà mày, đứa nhà quê nào chạy đến đây vậy, mày không muốn sống nữa à?”

Tôi nhặt cái lọ thủy tinh từ góc tường lên rồi đập nó lên cục gạch cho vỡ, tôi cầm phần bình vỡ kia nhắm về phía anh ta, lạnh lùng hỏi: “Rốt cuộc là ai không muốn sống? Nói cho anh biết, tôi vẫn chưa đến mười bốn tuổi, cho dù giết người cũng bỏ đi.”

Người đàn ông kia ngày càng mất nhiều máu, sắc mặt càng ngày càng trắng, lung la lung lay, sắp không duy trì được nữa.

Anh ta lảo đảo chạy đến cổng, quay người gào lên với cô Bạch: “Bạch Tuyết, tôi nói cho cô biết, chuyện của chúng ta chưa xong đâu!”

Tôi không nói hai lời, cầm phần bình vỡ lên đi về phía anh ta, người đàn ông kia thấy vậy thì bị dọa cho chạy mất dép.

Cô Bạch cầm chỗ quần áo sạch đến ấn vào vết thương của Dương Phán Phán, ôm cô ấy chạy đến chỗ sạch sẽ hơn.

Tôi sợ tên khốn kia nửa đường sẽ quay lại gây chuyện nên cầm theo cái bình, đến lúc khi gặp bác sĩ ông ấy còn tưởng rằng Dương Phán Phán là bị tôi đánh.
Trên trán Dương Phán Phán khâu mấy mũi, điều kiện vệ sinh ở nông thôn có hạn, vết thương kia vô cùng dữ tợn, giống con rết đang quằn quại.

5.

Cô Bạch áy náy khóc.

Người đàn ông kia là chồng trước của cô ấy, sau khi cưới thì mắc thói cờ bạc, công việc đang làm tốt cũng vứt đi.

Cô Bạch ly hôn với anh ta, anh ta không còn nguồn kinh tế, cứ hai ba ngày lại chạy đến dây dưa đòi phục hôn.

Cô giáo không đồng ý, chồng trước đánh cô ấy, cô ấy thật sự hết cách nên đành phải đến trường học ở, không ngờ người đàn ông kia vẫn tìm đến, lần này còn liên lụy đến cả Dương Phán Phán.
Dương Phán Phán thấy cô giáo bị bắt nạt, cô ấy muốn chạy ra ngoài gọi người thì lại bị người đàn ông kia đẩy sang một bên, đập đầu chảy máu.
Dương Phán Phán nhỏ giọng an ủi cô giáo: “Cô Bạch, bác sĩ tiêm thuốc tê cho em, không đau.”

Cô Bạch gần như sụp đỏ, nước mắt không ngừng rơi: “Đứa nhỏ ngốc, cô sợ em sẽ bị sẹo.”

Dương Phán Phán ngẩn người, hình như cũng có hơi buồn bã.

Nhưng cô ấy nhanh chóng cười nói: “Cô Bạch, không phải cô nói rồi sao, bề ngoài của con người không quan trọng bằng học thức và khí chất.”

“Đúng, nếu như Dương Phán Phán có sẹo, em cũng không chê bạn ấy xấu, em cưới bạn ấy, cô cứ yên tâm.”

Tôi cũng khuyên.

Mặt Dương Phán Phán đỏ lên, cô ấy đưa tay lên muốn đánh tôi, tôi như con khỉ, nhanh nhẹn tránh ra.

Lúc này cô Bạch mới nín khóc mỉm cười.

Tôi vốn cho rằng chuyện này cứ như vậy mà kết thúc, không ngờ người đàn ông kia lại mặt dày tìm đến trường học.
Đầu anh ta quấn một vòng băng gạc dày, chạy đến trường học báo cáo lãnh đạo.

Nói tôi nửa đêm đến trường trộm đồ.
Còn nói tôi ỷ vào việc mình chưa tròn mười bốn tuổi mà muốn giết anh ta, may là anh ta chạy nhanh, nếu không cái mạng này đã sớm không còn.

“Thứ con hoang bố mẹ mình cũng không cần như mày sao có thể là người tử tế được chứ?” Anh ta nói rồi nhổ một bãi nước bọt xuống đất.

“Hiệu trưởng, ông sẽ không bao che cho học sinh mình phạm tội đúng không?”

Hiệu trưởng sợ trêu vào người không biết xấu hổ này, hơn nữa cũng có không ít người đang chế giễu cười trên nỗi đau của người khác.

Có người nói tôi trộm vặt, có người nói tôi là lưu manh trời sinh, còn có phụ huynh của học sinh không rõ đầu đuôi câu chuyện đã chạy đến trường học ồn ào muốn nhà trường đuổi tôi, đừng để tôi làm hư con nhà họ.

Nhà trường quyết định đuổi học tôi, cho dù cô Bạch có cầu xin thế nào cũng vô dụng.

“Cô Bạch, chuyện này vì cô mà có, nếu cô còn muốn công việc này thì tốt nhất nên biết điều chút đi.”

Sau khi tôi nhận được tin này cũng không quá buồn, ngược lại còn đi khuyên cô Bạch.

Cô giáo và Dương Phán Phán còn phải tiếp tục sinh hoạt, công việc không thể để mất được.

Tôi buồn cười nghĩ, khi bản thân còn đang do dự thì cuộc đời đã đẩy tôi sang một hướng, nhất định phải có lí do nên mới có chuyện như vậy.
Dương Phán Phán khóc vô cùng đau lòng.
Có lẽ vì cô ấy thật sự mong rằng tôi có thể học đại học với mình.

Tôi nói với cô ấy và bà ngoại, ai nói cuộc sống chỉ có mình đường học, ba trăm sáu mươi con đường, ngành nghề nào cũng có chuyên gia, Lý Học Lệ tôi không tin bản thân lại không làm được gì.

Bà ngoại run rẩy móc khăn tay luôn mang bên mình ra, bà lấy hết tiền của mình… Mấy đồng tiền mười tệ, nói tôi mua thuốc cho hiệu trưởng rồi nói vài lời dỗ dành.

Hoặc nhờ trưởng thôn, để ông ấy nói giúp mấy câu cũng được.

Khuôn mặt đầy nếp nhăn của bà suy sụp, dường như chỉ cần một chút nữa thôi là bà sẽ khóc thành tiếng.

“Học Lệ nhà mình là đứa trẻ ngoan, con không phải như những gì bọn họ nói.”

Nhưng thật ra trong lòng bà cũng biết, cô nhi quả mẫu, không có tiền không có thế, người ta nhiều một chuyện không bằng bớt một chuyện, còn lâu mới để ý đến.

Ở nông thôn không có con đường nào để làm giàu, tôi quyết định đến thành phố thử vận may.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.