Tuế Tuế An Ninh

Chương 3


10.

Trong thị trấn cứ mỗi ngày 15 lại có hội họp, cho phép buôn bán nhỏ trên phố. Ta đã theo ma ma vào thị trấn vào ngày 15. Phồn hoa nhất chính là chợ Đông, lúc chúng ta tới đã có rất nhiều người bán hàng rong dựng xong quầy hàng.

Hàng hóa của chúng ta chỉ có mấy chiếc khăn thêu đã hoàn thành, nên chỉ mang theo một miếng vải xanh đặt ở phía trên. Việc kinh doanh thật sự là khó khăn. Các tiểu thương xung quanh phần lớn là bán rau, thịt, hoặc là giỏ tre đòn gánh.

Khách tới cũng đa số là hộ nông dân trong thôn lân cận, còn có một số cư dân, tiểu thương trên trấn. Những người này đều không dùng khăn thêu, trái lại……chỉ mang một cái khăn để lau mồ hôi ở trên người, người giàu có hơn một chút, đúng như lời ma ma nói, cũng chỉ dùng một chiếc khăn thêu đơn giản giá mười văn tiền.

Đứng ở chỗ này gần hai canh giờ, tổng cộng chỉ có hai phu nhân cùng ba tiểu nương tử dừng chân hỏi giá tiền, vừa nghe chúng ta bán ba mươi văn liền rời đi.

Trong buổi sáng này, ta cũng thăm dò được bảy tám phần giá cả vật phẩm bán ở đây. Trước kia ở trong cung Quý phi nương nương sử dụng một món ăn đắt nhất có thể lên đến trăm lượng bạc, những hạ nhân như chúng ta cũng có thể được thơm lây.

Hiện giờ ở trấn Thông An nho nhỏ này, một đấu gạo chỉ cần mười văn tiền, mười lăm văn cũng có thể cắt một cân thịt. Một trăm lượng bạc đủ cho các hộ nông dân sống qua mấy chục năm cũng tiêu không hết.

Đương nhiên cũng không ai mua nổi một chiếc khăn tay giá ba mươi văn tiền. Những gia đình giàu có nguyện ý bỏ tiền ra mua khăn thêu cũng sẽ không đến chợ Đông. Ta nghĩ việc mua bán hôm nay sợ là đã công dã tràng.

Ma ma có lẽ là thấy ta càng ngày càng không có tinh thần, liền đề nghị chúng ta không ngại thì đến cửa hàng may quần áo thử thời vận. Ta nghe vậy hai mắt sáng ngời, nếu cửa hàng may quần áo có thể thu mua những chiếc khăn này, có lẽ có thể nói chuyện mua bán hợp tác lâu dài.

Ma ma dẫn ta đi dạo phố Hưng An. Phố Hưng An là phố chính trong trấn, hai bên đều là các loại cửa hàng san sát nhau, cách ăn mặc và quần áo của người đi đường cũng tốt hơn chợ Đông không ít.

Chúng ta đi thẳng đến trung tâm của phố, cửa hàng may quần áo lớn nhất là Vũ Y Phường. Tên là Vũ Y Phường nhưng khi đi vào trong tiệm ta liền phát hiện, kiểu dáng xiêm y nơi này mặc dù rất hoa lệ nhưng sợi tơ dùng để phối màu, và chất liệu xiêm y cũng không hợp thời.

Nghe nói chúng ta tới bán khăn thêu, Thường chưởng quầy trong tiệm đích thân nhận lấy để xem kỹ. Ta cũng không bỏ lỡ một tia kinh ngạc lóe lên trong mắt hắn: “Cô nương, cái khăn này là do cô thêu?”

“Đúng vậy, không biết chưởng quỹ cảm thấy những chiếc khăn này của ta có thể lọt vào mắt ngài không?”

“Khăn thêu của cô nương ta sẽ lấy hết, giá năm mươi đồng một cái, cô nương nghĩ thế nào?”

Năm mươi đồng! Thường chưởng quỹ này ra tay so với tưởng tượng của ta còn xa xỉ hơn, có thể kiếm nhiều tiền đương nhiên là tốt, nên ta quyết định bán hết mười cái khăn tay cho Vũ Y phường.

Chưởng quầy vô cùng sảng khoái, nhanh chóng bảo gã sai vặt mang đến số tiền mà hai bên thỏa thuận. Trong lòng ta tính toán lần tới sẽ thêu những kiểu gì, chờ thêu xong vẫn đến bán cho Vũ Y Phường.

Khi hai người chúng ta xoay người muốn rời đi, Thường chưởng quỹ gọi ta lại: “Cô nương xin dừng bước, không biết cô nương có nguyện cùng Vũ Y Phường làm một cuộc mua bán hay không.”

Dứt lời, gã sai vặt dùng ánh mắt ra hiệu mời chúng ta vào trong phòng ngồi xuống. Thường chưởng quỹ tính tình sảng khoái, hắn cùng ta thương lượng hy vọng ta có thể cung cấp hàng cho Vũ Y phường, hắn cung cấp nguyên liệu và mẫu mã, ta chỉ cần dựa theo yêu cầu hoàn thành là được, mỗi chiếc khăn ta thêu vẫn lấy giá năm mươi đồng như cũ.

“Ta thấy tay nghề của cô nương không giống như là thêu pháp bản địa, thực không giấu diếm trong tiệm này của ta hiện giờ chỉ có hai vị tú nương. Có những phu nhân có ánh mắt rất cao, cửa tiệm buôn bán nhỏ này của ta làm ăn cũng khó khăn. Nếu những món đồ cô nương thêu có thể lọt vào mắt quý nhân, Thường mỗ đương nhiên sẽ không bạc đãi cô nương.”

Có công việc ổn định cũng tốt, so với việc nơm nớp lo sợ đồ ta đã thêu không thể bán được còn tốt hơn.

Huống chi Chu gia vốn không giàu có, ta không thể chỉ ăn không mà không làm.

“Thường chưởng quỹ hào phóng, tiểu nữ đương nhiên nguyện ý.”

Lúc tới còn sợ lại tiếp tục công dã tràng, hôm nay xem như tất cả đều vui vẻ. Cầm lụa thêu thùa chưởng quỹ đưa, ta và ma ma vô cùng hài lòng, mua thêm nhiều đồ ăn về nhà.

== Ủng hộ nhà dịch tại web metruyen.net.vn ==

11.

Cuộc sống trôi qua bình yên, ta cùng Vũ Y phường làm ăn có qua có lại, nhưng chỉ có một mình ta thêu thùa nên tiến độ hơi chậm một chút, qua ba bốn tháng cũng chỉ kiếm được hai quan tiền.

Ngày tết sắp tới, trời đông giá rét, Chu Hoài Thư ngày đêm khổ học, trong thư phòng ngày thường không tiện đốt than lửa, nên ta làm một cái áo bông thật dày cho hắn.

Không ngờ ta không nghĩ gì, Chu Hoài Thư mọt sách ngược lại cảm thấy vô cùng ngượng ngùng. Mấy ngày sau nhìn thấy ta lỗ tai hắn còn đỏ lên.

Trong lòng ta biết hắn gặp phải biến cố trong nhà cho nên vẫn ít giao tiếp với người khác, ngày thường cũng chỉ qua lại với một ít nam tử cùng trường, chứ đừng nói đến các cô nương xấp xỉ tuổi ta.

Nhưng ta thật sự là người đã sống qua hai đời, tự nhiên sẽ không ngại ngùng như hắn. Mãi cho đến một ngày trước năm mới, theo tập tục nhà nhà sẽ tổ chức tiệc mừng năm mới.

Vào ngày này Chu Hoài Thư hiếm khi bỏ sách vở xuống, cùng ta và ma ma đi lên trấn mua gạo, gà vịt, lại về thôn giet heo, c ắt một miếng thịt thật lớn.

Ma ma vô cùng cao hứng, vừa về đến nhà liền chui vào trong phòng bếp mài d ao soàn soạt. Buổi tối bà chuẩn bị đầy một bàn đồ ăn ngon, còn không biết đào một hũ rượu ở chỗ nào dưới tàng cây lên.

Đã hai năm rồi ta chưa từng có một đêm giao thừa tuyệt vời như vậy. Lúc ở trong cung, trừ tiệc mừng năm mới long trọng, thì các chủ tử cũng không quan tâm đến những việc như thế này.

Mà những người làm hạ nhân như chúng ta, từ ngự thiện phòng đến dệt may, từ cách bài trí món ăn đến quần áo và cách ăn mặc của các chủ tử — mọi thứ đều không thể phạm sai lầm.

Thật vất vả mới sống sót qua yến hội, đêm giao thừa Hoàng thượng theo quy củ tổ tông nhất định phải đến ngủ trong cung Hoàng hậu. Quý phi nương nương trở về Hợp Hoan cung liền nổi trận lôi đình.

Giao thừa hôm nay, mặc dù chỉ có ba người chúng ta nhưng thật sự rất ấm áp. Ma ma đề nghị chúng ta cùng uống một chén rượu, mỗi người nói một nguyện vọng, mong năm sau sẽ bình an thuận lợi.

Chu Hoài Thư đọc thơ, nhưng những lúc như vậy hắn cứ luôn ngại ngùng, hắn nâng ly với ta: “Giang cô nương nói trước đi”

Nói xong liền bị ma ma đánh một cái: “Ninh Ninh cũng đã tới nhà lâu như vậy, hết lần này tới lần khác chỉ có ngươi gọi Giang cô nương, Giang cô nương. Trong nhà này cũng chỉ có ba người chúng ta, cần gì mà thủ lễ. Ta thấy nhân dịp vui ngày hôm nay, ngươi sửa cách xưng hô lại đi!”

Chu Hoài Thư gãi đầu, như đã hạ quyết tâm nói: “Chén rượu này ta kính Ninh Ninh, về sau chúng ta chính là người một nhà rồi.”

“Tốt, ma ma người xem, huynh ấy đã xem ta là người một nhà rồi.”

Mấy chén rượu vào bụng, ta cũng nổi lên chút tâm tư vui đùa, Chu Hoài Thư càng ngượng ngùng, ta lại càng thích trêu chọc hắn.

“Ninh Ninh đừng để ý tới nó, nó chính là một đứa mọt sách, mau mau ước nguyện đi.”

Cuộc sống hai năm ngắn ngủi ở trong cung kiếp trước như đèn kéo quân hiện lên ở trước mắt ta, ta cầm chén rượu lên: “Nguyện chúng ta sau này cuộc sống tự do tự tại, vô câu vô thúc*.”
{*Vô câu vô thúc – 无拘无束 – wú jū wú shù (Câu trong Tây Du ký; câu thúc: hạn chế, gò bó quản thúc; câu này để hình dung sự tự do tự tại, không có gì ràng buộc).}

Một hơi cạn sạch chén rượu, ta quay mặt về phía Chu Hoài Thư: “Công tử có nguyện vọng gì không?”

“Vừa mới kêu ta sửa miệng, Ninh Ninh lại còn gọi ta là công tử, sau này hãy gọi tên ta đi.”

“Hoài Thư, Chu Hoài Thư!”

Ta dường như đang trở về trắc điện phía tay Hợp Hoan cung, trở lại thời điểm ta còn là Giang Tiệp dư, ngày đó Thánh Thượng trùng hợp đang xem văn chương khoa cử khắp nơi trình lên, trong đó có một người ở phủ Lâm Châu, Chu Hoài Thư.

Thánh thượng còn từng khen ngợi người này tài hoa, nói phải đợi đến lúc thi Đình nhất định phải cẩn thận khảo nghiệm một phen. Thì ra là hắn.

Quả nhiên, ta nghe thấy Chu Hoài Thư mở miệng: “Nguyện ta lần này đến Lâm Châu phủ học càng tiến bộ hơn, sớm ngày đạt được công danh.”

Ma ma đêm nay quả nhiên rất cao hứng, bất tri bất giác đã uống mấy chén rượu rồi: “Năm mới cần phải có tiền mừng tuổi mới được.”

Nói xong liền lấy ra hai sợi dây đỏ có xâu đồng tiền treo ở thắt lưng Chu Hoài Thư và ta nói: “Nguyện năm sau người một nhà chúng ta trải qua một cuộc sống thịnh vượng, tuế tuế bình an.”

Ta vuốt ve đồng tiền may mắn bên hông lần đầu tiên nhận được trong đời, trong lòng dâng lên chờ mong về tương lai trước nay chưa từng có.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.